[TUYẾN SINH NĂM 2024](Mới) Ngành Công nghệ Thông tin chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện

 TUYỂN SINH NĂM 2024

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN/CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN

Mã số: 7480201_01

enlightenedCHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 50.

enlightenedCÁC PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH VÀ TỔ HỢP XÉT TUYỂN

- Phương thức 1: Xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

  • Các tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (Hệ thống) của Bộ GDĐT từ ngày 18/7 đến 17h00 ngày 30/7/2024.

- Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) (áp dụng chung cho cả thí sinh đã tốt nghiệp năm 2024 và thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2024)

  • Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển tương ứng A00, A01, D01, D07. Nếu thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế Tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc SAT đạt từ 1100/1600, hoặc ACT đạt từ 22/36 (các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày hết hạn đăng ký xét tuyển) có thể sử dụng để thay thế môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển. 
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo 2 bước:

 + Bước 1: Đăng ký trên hệ thống của Trường tại https://xthb.huce.edu.vn từ ngày 20/4 đến 17h00 ngày 31/5/2024

 + Bước 2: Đăng ký trên Hệ thống của Bộ GDĐT từ ngày 18/7 đến 17h00 ngày 30/7/2024.

- Phương thức 3: Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức

  • Tổ hợp xét tuyển: K00 (Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề).
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống của Bộ GDĐT từ ngày 18/7 đến 17h00 ngày 30/7/2024.

- Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp

  • Xét tuyển dựa vào điểm thi THPT 2 môn trong tổ hợp xét tuyển và chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế.
  • Các tổ hợp xét tuyển: X01 (Toán, Vật lý, Chứng chỉ tiếng Anh (CCTA)), X03 (Toán, Hóa học, CCTA), X05 (Toán, Ngữ Văn, CCTA).
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo 2 bước:

 + Bước 1: Đăng ký trên hệ thống của Trường tại https://xtkh.huce.edu.vn từ ngày 20/4 đến 17h00 ngày 15/6/2024;

 + Bước 2: Đăng ký trên Hệ thống của Bộ GDĐT từ ngày 18/7 đến 17h00 ngày 30/7/2024.

- Phương thức 5: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đề án của trường.

  • Dành cho các thí sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế; học sinh các trường THPT chuyên, trọng điểm Quốc gia và các đối tượng khác theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đề án tuyển sinh của trường. Thí sinh xem thêm tại đây.

 

enlightenedTÌM HIỂU VỀ NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

1. Giới thiệu ngành/chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo và cấp bằng

1.1. Giới thiệu ngành/chuyên ngành:

Công nghệ đa phương tiện (Multimedia Technology) là một lĩnh vực đa dạng và phong phú, kết hợp giữa công nghệ thông tin với nghệ thuật và thiết kế để tạo ra nội dung số hấp dẫn và sản phẩm đa phương tiện. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng để thiết kế và phát triển các ứng dụng, sản phẩm đa phương tiện bao gồm hình ảnh, âm thanh, video, và nội dung kỹ thuật số khác trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, du lịch, giải trí, phần mềm, quảng cáo, và truyền thông.

Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện của trường Đại học Xây dựng Hà Nội hội tụ các môn học cơ bản về thiết kế đồ họa và truyền thông, các kiến thức cốt lõi về công nghệ thông tin, các kỹ năng chuyên sâu về lập trình ứng dụng đa phương tiện, quản lý dự án đa phương tiện, xử lý ảnh và âm thanh số, truyền thông kỹ thuật số và tương tác, cũng như phân tích dữ liệu đa phương tiện​.

Ghi chú: Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện thuộc ngành Công nghệ Thông tin, trường Đại học Xây dựng Hà Nội không bao gồm các môn học liên quan tới lĩnh vực Xây Dựng (ví dụ: kết cấu, kiến trúc, bê tông, thép). Thí sinh ứng tuyển vào chuyên ngành này không cần biết trước về vẽ mỹ thuật, lập trình hay máy tính.

1.2. Thời gian đào tạo, trình độ đào tạo và cấp bằng:

  • Thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến 4 năm.
  • Cấp bằng cử nhân.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (cử nhân)

2.1. Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết:

  • Hiểu được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa hc kinh tế, khoa học chính trị.
  • Áp dụng được các kiến thức về mỹ thuật, đồ họa vào các nền tảng phần mềm; biên tập video, audio, thiết kế tương tác; thiết kế chuyển động; tạo kỹ xảo hình ảnh, video để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất nội dung số đa phương tiện như đồ họa 2D, 3D, điện ảnh, truyền hình…
  • Vận dụng các kiến thức chuyên sâu kết hợp với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại (như thực tại ảo, trí tuệ nhân tạo,…) để phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm thử các phần mềm ứng dụng hay phần mềm tích hợp đa phương tiện giàu tính tương tác như Web, Game...
  • Tổng hợp các kiến thức chuyên sâu để xử lý và phân tích đa dạng các loại dữ liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video) phục vụ cho việc phát triển các phần mềm ứng dụng đa phương tiện hoặc sản xuất các sản phẩm đa phương tiện.

2.2. Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử:

  • Có khả năng giao tiếp, truyền đạt, thảo luận hiệu quả các vấn đề chuyên môn, kỹ thuật trong môi trường học thuật và doanh nghiệp.
  • Biết thành lập và tổ chức công việc theo nhóm một cách có hiệu quả.
  • Có phương pháp làm việc khoa học, chủ động sáng tạo trong tự nghiên cứu, phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề.
  • Có kỹ năng khai thác các công nghệ, trang thiết bị hiện đại; phát hiện, phân tích, cũng như xử lý thông tin để phát triển các phần mềm ứng dụng đa phương tiện giàu tính tương tác (game, website, thực tại ảo,...).
  • Có kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực trong thực hiện các dự án phát triển phần mềm ứng dụng đa phương tiện.
  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam trở lên để phục vụ học tập, nghiên cứu, thích ứng với đa dạng môi trường làm việc trong khu vực và trên quốc tế sau khi ra trường.

2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:

  • Hiểu biết các giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội trong nghề nghiệp, thể hiện ứng xử chuyên nghiệp trong môi trường học thuật, doanh nghiệp và cộng đồng.
  • Có ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của lĩnh vực Công nghệ đa phương tiện trong bối cảnh kinh tế, xã hội riêng của đất nước và toàn cầu.
  • Có ý thức chủ động, tự chủ, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

  • Có cơ hội nhận học bổng theo từng học kỳ tùy thuộc vào kết quả học tập.
  • Có thể học song bằng, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác tại trường.
  • Được giới thiệu thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp đối tác của Khoa  và của Hội cựu sinh viên.
  • Được tham quan và dự hội thảo học thuật, tham gia các cuộc thi chuyên môn của Khoa như khởi nghiệp sáng tạo, Robot FIT và các giải văn nghệ - thể thao.
  • Được tham gia các Câu lạc bộ Sinh viên của Khoa, tham gia các hoạt động ngoại khóa và nghiên cứu khoa học.

4. Vị trí nghề nghiệp

4.1. Khối các cơ quan quản lý Nhà nước

  • Chuyên viên thiết kế và phát triển sản phẩm nội dung số; lập trình viên phát triển các phần mềm ứng dụng tích hợp đa phương tiện.

4.2. Khối doanh nghiệp

  • Chuyên gia phát triển nội dung số; chuyên viên thiết kế đồ họa, chuyên viên thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI-UX design); chuyên gia xử lý hoạt hình, kỹ xảo video.
  • Chuyên gia phát triển website; lập trình viên phát triển Games; chuyên gia xử lý dữ liệu Text/ Image/Audio/Video; chuyên gia phát triển sản phẩm mô phỏng 3D, AR, VR; chuyên gia phát triển các ứng dụng di động (App).
  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều hành, quản trị dự án phát triển ứng dụng đa phương tiện.

4.3. Khối giáo dục, nghiên cứu (Cơ sở giáo dục bậc cao, Các trường CĐ, dạy nghề, Các Viện nghiên cứu, …)

  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.

5. Cơ hội học tập bậc Sau Đại học

  • Được học tập và nghiên cứu trong môi trường năng động sáng tạo với các giảng viên nhiệt tình, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế.
  • Có thể học tập nâng cao trình độ bậc sau đại học trong và ngoài nước.

6. Liên hệ:

  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Địa chỉ: P410, Nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.38697940   
  • Email: congnghethongtin@huce.edu.vn
  • Website:   fit.huce.edu.vn

Fanpage (Các em có thể inbox, nhận tư vấn tuyển sinh trực tiếp với các giảng viên của ngành) :  https://www.facebook.com/cnttdhxd

  • Tư vấn Tuyển sinh trực tiếp (giải đáp các câu hỏi về chỉ tiêu, điểm sàn, điểm chuẩn, học phí,....). Nhấp chuột vào biểu tượng mà bạn muốn nhận tư vấn:
  • Tư vấn qua Facebook messenger:
  • Hoặc liên hệ trực tiếp với:
    • TS. Nguyễn Hà Dương: 0948 387 112
    • ThS. Bùi Thanh Hương: 0906 117 124

 

Một số hình ảnh của sinh viên khoa Công nghệ Thông tin

Chương trình trao đổi sinh viên

Tham quan thực tế tại doanh nghiệp

Sân chơi công nghệ

Sinh viên nghiên cứu khoa học

Sinh viên toả sáng

Tin tức nổi bật